Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Hồ tiêu việt nam chưa có thương hiệu

Hồ tiêu Việt Nam mặc dù hơn 10 năm liền đứng số 1 thế giới về xuất khẩu nhưng lại giảm 40% giá trị vì không có thương hiệu.

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam nhìn nhận, dù có mặt trên 150 quốc gia trên thế giới nhưng hiện hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng thế giới biết đến, bởi 95% sản lượng hồ tiêu được xuất khẩu chỉ dưới dạng sản phẩm mới qua sơ chế.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn các quốc gia khác vì không có thương hiệu.
Không những thế, hồ tiêu Việt Nam khi xuất khẩu còn phải thông qua 3 đối tác chính là Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ, vì vậy khi bán ra thị trường thế giới đều dưới tên nhà sản xuất nước ngoài. Chính điều này khiến giá hồ tiêu trong nước khi xuất khẩu thường bị thấp hơn giá bán thành phẩm từ 30% - 40% giá trị.

Theo tính toán của hiệp hội hồ tiêu, trong 6 vùng trọng điểm hồ tiêu là Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai thì mới chỉ có duy nhất thương hiệu hồ tiêu Chư Sê của Gia Lai nên trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người trồng hồ tiêu luôn chịu thiệt hại hàng chục triệu USD so với các quốc gia khác.
Theo VTV News

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Trồng hồ tiêu theo mô hình bền vững trên trụ bê tông

[Hồ tiêu chư sê]- Hiện nay trên một số vùng chuyên canh cây hồ tiêu sử dụng chủ yếu trụ bê tông làm nọc. Ưu điểm của loại trụ này là có thể phát triển được số lượng nhiều, rẻ hơn tương đối so với trụ gỗ, dễ quy hoạch, tuy nhiên sử dụng trụ bê tông làm nọc cũng có một số nhược điểm kèm theo.
1.Thời gian khai thác ngắn.
Tiêu trồng trên trụ bê tông có đặc điểm là trụ rất nóng vào mùa nắng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh lý của cây tiêu, thông thường thời gian khai thác ngắn, chỉ từ 3 đến 4 năm cây bắt đầu tàn dần, sản lượng cũng theo đó giảm theo từng năm.
2. Hay bị gãy.
Với thời tiết thuận lợi trụ bê tông có thể chịu một cách bình thường,, nhưng nếu gặp gió bão cây có thể không được đảm bảo, hay gẫy nửa thân, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây tiêu.
3. Tiêu phát triển không hết khả năng.
Tiêu là loại thân leo, leo tới đâu rễ bám hút chất dinh dưỡng tới đó. Nếu trồng trên trụ bê tông rễ tiêu bám vào đó không hút được chất dinh dưỡng gì(rễ bám vào bê tông). Đó chính là lý do tại sao cây tiêu trên trụ bê tông có tuổi đời thường thấp hơn rất nhiều so với tiêu trông trên cây trụ gỗ hoặc trên cây sống.
Để khắc phục tất cả các nhược điểm này, với yêu cầu sử dụng tiết kiệm chi phí chúng tôi đã chuyên giao một số mô hình, bước đầu đánh giá được một số triển vọng.
 * Mô hình trồng kèm cây gòn xanh theo trụ bê tông
Mô hình tại Chư Sê-Gia Lai

Trên mỗi cây tiêu trồng trên trụ bê tông chúng tôi tiến hành trồng kèm theo một cây gòn xanh (loại trồng bằng hạt).
Cây Gòn được trồng song song với tiêu

Sau 8 tháng trồng cây gòn và tiêu phát triển xanh tốt, cây gòn đảm bảo độ che nắng 50% ( cây tiêu là cây ưu dâm, ánh sáng tán xạ). Đặc biệt rễ cây gòn rất độc, giúp phòng tránh bệnh nấm phát triển hại rễ trên cây hồ tiêu.

Mô hình được bà con đánh giá cao..
Mọi thông tin chi tiết về việc sử dụng cây gòn làm nọc tiêu liên hệ ngay: 0937300112 để được tư vấn chi tiết.